Di tích Hải_Dương

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở phường An Sinh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc: Là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thành phố Chí Linh. Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân nhà Trần đánh thắng quân xâm lược Mông Nguyên thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc như: Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Mạc Hiển Tích - Mạc Kiến Quang, hai anh em cùng triều Lý. Nhà Ngoại giao đại tài, sứ thần dám bắn rụng mặt trời là Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi hay Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là Lễ hội ngày 10/2 Âm Lịch tại đền thờ Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ở Long Động, chùa Côn Sơnđền Kiếp Bạc.

Hải Dương có nhiều di tích là nơi thờ thánh Nguyễn Minh Không như: Chùa Trông (Hưng Long - Ninh Giang); đình Cao Dương (đình Hói) ở làng Cao Dương xã Gia Khánh và đình Hậu Bổng (đình Bóng) tại thôn Hậu Bổng, xã Quang Minh, huyện Gia Lộc; động Kính Chủphường Phạm Thái, đền Cao ở phường An Sinh, thị xã Kinh Môn. Nguyễn Minh Không (Lý Quốc Sư) (1065 - 1141) là một vị cao tăng đứng đầu tổ chức Phật giáo của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Vì có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng Đạo là những nhân vật lịch sử có thật, sau này được người Việt tôn sùng là đức thánh Nguyễn, đức thánh Trần. Trong dân gian, Nguyễn Minh Không còn được coi là một vị thánh trong tứ bất tử ở Việt Nam và ông tổ nghề đúc đồng. Ông được xem là vị thiền sư sáng lập nên nhiều ngôi chùa nhất ở Việt Nam.

  • Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều khu di tích thờ Nguyên phi Ỷ Lan hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu (7 tháng 3, 1044 – 24 tháng 8, 1117) như: Đền Đươi (xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc) và đền Đồng Bào (xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc). Bà là phi tần của hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam. Bà đã hai lần đăng đàn nhiếp chính, khiến đất nước dưới triều Lý được hưng thịnh, những đóng góp cho hoàng triều Lý nhất là về Phật giáo và tài năng trị nước của bà đều được sử gia khen ngợi và tán dương. Bên cạnh công lao ổn định và phát triển đất nước, bà Ỷ Lan còn có hai việc nổi bật đã được sử cũ biên chép, đó là việc "chuộc người" (năm 1103) và việc "đề xuất lệnh cấm trộm trâu và giết trâu bừa bãi" (năm 1117) như đã kể trên. Việc thứ nhất, được sử thần Ngô Sĩ Liên khen là: "Thái hậu đổi đời cho họ, cũng là việc làm chân chính vậy". Còn việc thứ hai khiến nhiều người dân càng kính trọng và biết ơn bà, bởi "con trâu là đầu cơ nghiệp".

Các di tích khác: Văn miếu Mao Điền, động Kính Chủ,...

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hải_Dương http://www.math.jussieu.fr/~dinh/ http://web.archive.org/web/20080115225405/http://h... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.baohaiduong.vn/News/2012/1-118-925-4389... http://baotintuc.vn/the-thao/ha-noi-nhat-toan-doan... http://dantri.com.vn/ http://dantri.com.vn/c25/s25-569898/ha-noi-dan-dau... http://dantri.com.vn/sea-games-26/vu-van-huyen-cha... http://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?Do... http://congbao.haiduong.gov.vn/